SEO là gì? Tại sao SEO mang lại giá trị “Bền Vững”

SEO là thuật ngữ khá mới đối với những ai mới bước chân vào lĩnh vực Marketing Online. Vậy SEO là gì? Gồm những công đoạn nào? Công cụ nào hỗ trợ làm SEO? Tại sao SEO lại mang giá trị bền vững cho doanh nghiệp? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây!

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) – là quá trình tối ưu website, sao cho thân thiện với công cụ tìm kiếm (SERP). Mục đích chính là tăng độ nhận diện thương hiệu trên Internet, cải thiện thứ hạng, thu hút traffic và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website. SEO giúp khách hàng tìm đến bạn thông việc tìm kiếm trên Google, Cốc Cốc, Bing….

Để SEO đạt hiệu quả bạn cần chú ý đến 2 yếu tố: SEO Onpage và SEO Offpage.

SEO Onpage

Là tổng hợp các phương pháp tối ưu hóa nội dung hiển thị trên trang web, các trang con. Nó sẽ được lặp lại khi bạn đăng thêm các bài viết mới. SEO Onpage có tác dụng cải thiện thứ hạng, tối ưu hóa website thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm.

SEO Offpage

Nếu SEO onpage là quá trình tối ưu trên trang web chính, thì SEO offpage sẽ ngược lại. SEO offpage là tập hợp các hình thức tối ưu hóa yếu tố bên ngoài website. Cụ thể như: Entity, Guest Post, Social Media, PBN, Forum…Những công việc này giúp website có thể lên top tìm kiếm trên Google.

Ưu điểm khi triển khai SEO cho doanh nghiệp

SEO là phương pháp được các doanh nghiệp lựa chọn khi thực hiện các chiến dịch Marketing Online, vì nó miễn phí và bền vững.

  • SEO giúp website tăng lượng truy cập: Vượt qua bể cá mập: Nếu bạn là một doanh nghiệp SMEs có sử dụng dịch vụ SEO, thì đó là một điều đáng mừng. Vì đa phần Startup sẽ “Chết Đuối” nếu như gặp các “Kỳ Lân” sừng sỏ trong ngành có SEO hoặc làm các chiến lược truyền thông mạnh.
  • Gia tăng doanh thu: Khác những hình thức chạy quảng cáo trên các trang social media, SEO không chỉ kết thúc khi bạn ngừng đầu tư. Mà nó đem lại kết quả trong thời gian dài hạn. Khi website vẫn nằm trong top, lượng traffic cao thì vẫn đem lại nhiều khách hàng tiềm năng mà không phải triển khai quá nhiều. Việc cần làm là bạn phải duy trì kết quả đó bằng việc chăm sóc content, và build link mỗi ngày để tăng trust cho website.
  • Được người dùng tin tưởng và yêu mến hơn: Khi bạn triển khai content thu hút, kết hợp với 2 yếu tố onpage và offpage, giúp tăng cấp thứ hạng website trong thanh công cụ tìm kiếm. Từ đó, giúp tăng lượng traffic và trở thành trang web đáng tin cậy.
  • Gia tăng lượng khách hàng tiềm năng: Sau khi hoàn thành chiến dịch, các doanh nghiệp không cần phải đầu tư thêm chi phí cho bất kể một lượng truy cập đến trang web. Việc khách hàng truy cập đến trang web bằng kết quả tìm kiếm sẽ hoàn toàn miễn phí. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đem đến nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Thương hiệu được nhiều người biết đến: Khi SEO hiệu quả, thứ hạng website được đảm bảo, không chỉ thu hút lượng khách hàng lớn, mà nó còn là một phương pháp marketing giúp cho nhiều người biết tới thương hiệu của bạn.

Công việc SEO hàng ngày là gì?

Để có thể tăng thứ hạng tìm kiếm của Website trên kết quả tìm kiếm của Google thì người làm SEO cần triển khai những công việc nào?

Lên kế hoạch SEO

Cần lên plan SEO theo Tháng – Quý – Năm, với những nội dung cụ thể, rõ ràng bao gồm:

  • Mục tiêu công việc ( Keyword, Onpage, Offpage, SEO audit…)
  • Lên hạng mục chi tiết.
  • Xác định người thực hiện.
  • Ngày triển khai dự án.

Nghiên cứu từ khóa

Cập nhập các từ khóa liên quan với tần suất 2 tuần/lần, để đảm bảo hoàn thành phần nội dung. Thu thập thêm các thông tin từ đội sale để biết thêm các thông tin về nội dung chủ đề thường được khách hàng đề cập. Từ đó, bạn có thể đưa ra những từ khóa theo insight khách hàng.

Trong quá trình này bạn cần chú ý những thêm những yếu tố sau:

  • Khi tối ưu từ khóa theo Semantic Keyword sẽ giúp người dùng và Google có thể dễ dàng nắm được các nội dung chủ đề mà bạn truyền tải, từ đó có thể tiếp cận khách hàng dễ hơn. Với content chuẩn, thu hút sẽ giúp website được đánh giá cao.
  • Ý định tìm kiếm của người dùng (Search intent)
  • LSI keyword (Ngữ nghĩa tiềm ẩn của một chủ đề)
  • Long tail keyword ( từ khóa dài)

>>> Bật mí cách nghiên cứu từ khóa SEO để đánh bại mọi đối thủ

Cập nhật – sáng tạo content

Audit Content là công đoạn cần làm để phần nội dung web được hấp dẫn hơn. Song song với việc update những bài viết theo insight của khách hàng, thì cần kiểm tra các bài viết từ 6 tháng trước để cập nhập, thay đổi thông tin cho phù hợp. Để đảm bảo tối ưu hóa bài viết chuẩn SEO.

Phân tích – Tối ưu onpage

Như đã giới thiệu ở trên, onpage là một trong 2 yếu tố quan trọng để đảm bảo việc SEO web đạt hiệu quả. Việc tối ưu onpage tốt giúp website có thể xuất hiện cả những feature snippet hoặc knowledge graph. Điều này giúp cho việc tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn.

Theo khảo sát cho thấy có 90% khách hàng lựa chọn click vào một bài viết có Feature snippet (đoạn trích nổi bật). Lý do là những đoạn trích ngắn này có thể đưa ra những nội dung thông tin liên quan đến từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. Snippet là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến CTR của website trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Yếu tố này bao gồm:

  • Title tag (Thẻ tiêu đề)
  • Meta description (Thẻ mô tả)
  • URL.

Đây cũng là lý do mà bạn cần phải phân tích các yếu tố trong Snippet có đáp ứng được các truy vấn của người dùng hay không, đồng thời nội dung đã đủ hấp dẫn hay chưa.

Để tối ưu được các nội dung đó bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • URL, Headings cần được tối ưu nhất.
  • Tăng CTR bằng tiêu đề ấn tượng, hấp dẫn.
  • Cập nhập đầy đủ Meta Description.
  • Xây dựng hệ thống Internal Links tốt.
  • Sửa các Broken links.
  • Hình ảnh cần có alt text đầy đủ.

Tương tác khách hàng

Khi bạn tương tác với khách hàng bằng cách phản hồi các bình luận, trả lời giải đáp thắc mắc cho khách hàng giúp tạo thiện cảm với khách hàng. Đồng thời bạn có thêm cơ hội để tìm hiểu thông tin, năng bắt, điều hướng khách hàng dễ dàng hơn.

Backlink là những liên kết trả về từ các diễn đàn hay website khác tới website của bạn. Điều này giúp hướng khách hàng tiềm năng đến đến trang web của bạn. Một trang web với nhiều backlink chất lượng thì việc cạnh tranh thứ hàng sẽ càng cao. Bởi backlink được ưu tiên hàng đầu khi Google đánh giá xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Tối ưu trên thiết bị di động

Khi SEO ngoài chú ý đến giao diện website trên máy tính thì bạn cần phải chú ý tối ưu cho cả trên điện thoại di động. Bởi hiện nay, phần trăm người dùng tìm kiếm trên smartphone là khác cao. Vì thế, khi thực hiện bạn có thể áp dụng một số cách tối ưu trang web trên thiết bị di động như sau:

  • Sử dụng chung một đường link với 2 giao diện khác nhau.
  • Thiết lập 2 đường dẫn riêng cho từng giao diện.
  • Dùng 1 đường dẫn với giao diện máy tính linh động có thể co giãn khi truy cập bằng điện thoại.

Bạn có thể tham khảo công nghệ Responsive  để tối ưu cho trang web của mình trên các thiết bị di động. Ngoài ra, AMP(Accelerated Mobile Pages) cho phép tối ưu hiệu suất tổng thể của trang web cũng là một gợi ý tốt dành bạn.

Thiết kế, nâng cấp UX UI của website

Thiết kế website tốt đem đến trải nghiệm chất lượng cho người dùng khi truy cập. Vì thế, bạn cần kiểm tra các trang để biết chúng có đáp ứng được mục tiêu của persona ( người dùng hư cấu trong website của bạn) hay không?

Sử dụng thêm bản đồ nhiệt (heatmap) để biết được đặc điểm điều hướng của người dùng. Từ đây có thể dễ dàng cập nhật vị trí banner, button cho các chiến lược kinh doanh, giúp tăng CTR.

Quảng cáo, đăng tải bài viết trên Social Network

Để có thể tăng lượt tiếp cận thì khi hoàn thành xây dựng content thu hút chất lượng thì bạn cần áp dụng kết hợp phương pháp Social Media Marketing – quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác như Facebook, Instagram…Điều này giúp tăng lượng theo dõi và tương tác nhanh chóng.

Đánh giá đối thủ

Hầu hết khi thực hiện SEO Web thì ngoài lên các phương án, kế hoạch thực hiện chi tiết thì còn cần phân tích các chiến lược làm SEO marketing mà đối thủ đang áp dụng. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng cạnh tranh.Đôi ngũ SEO hãy luôn theo dõi và cập nhập chiến thuật mới, linh động để theo kịp với sự phát triển như hiện nay.

Quản lý số liệu trả về (metric)

Nhiệm vụ này giúp bạn quản lý dễ dàng, nắm được sự phát triển website, hiệu quả làm việc mỗi ngày. Ngoài ra, còn cần phân tích performance của trang blog, website để đảm bảo biết  được hoạt động cũng như thành quả mỗi ngày.

Phân tích Persona

Đây cũng là một công đoạn cần thiết, bạn cần lên kế hoạch review về chân dung khách hàng theo định kỳ 6 tháng/lần. Để từ đó có thể xây dựng nội dung trang web hướng đúng đến đối tượng khách hàng lý tưởng ở thời điểm hiện tại.

Báo cáo report, so sánh kết quả với kế hoạch đã đề ra

Việc theo dõi số liệu báo cáo giúp bạn có thể nắm được sự phát triển của SEO, từ đó đánh giá được hiệu quả. Khi báo cáo bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau đây:

  • Sự tăng trưởng so với tháng – quý – năm.
  • Số lượng khách truy cập.
  • Ranking mới.
  • Những trang có lượng truy cập nhiều nhất.
  • Phần trăm tỷ lệ chuyển đổi.
  • Khách hàng tiềm năng.
  • Các liên kết mới.

Nếu bạn là một agency thì khi báo cáo nên chú trọng các các số liệu như tỷ lệ chuyển đổi, số lượng traffic…để khách hàng có thể nắm được dễ dàng.

Công cụ hỗ trợ SEO

Thật khó để bạn có thể hoàn thành SEO mà không cần dùng đến các công cụ hỗ trợ? Khám phá ngay tổng hợp những phần mềm được giới thiệu dưới đây.

Google Search Console

Google Search Console là công cụ làm SEO miễn phí tiện ích được nhiều lựa chọn. Công cụ này cho phép người dùng đo lường lượng truy cập từ tìm kiếm, theo dõi và báo cáo sự hiện diện của website trong Google SERP. Khi sử dụng công cụ này, người dùng cần xác minh trang web bằng cách thêm mã của trang web hoặc thông qua Google Analytics, sau đó gửi sơ đồ web (sitemap) để lập chỉ mục.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lập chỉ mục và trang web bằng công cụ này. Đồng thời cho phép tối ưu hóa trang để có hiệu suất tốt nhất khi tìm kiếm trên Google.

>>> Cài đặt Google Search Console chỉ * bước

Google Analytics

Cũng được biết đến là phần mềm tối ưu hóa ứng dụng trong SEO. Công cụ này giúp bạn biết được thói quen của người dùng trên website đồng thời thống kê được lượt truy cập vào website của khách hàng. Nhờ Google Analytics bạn có thể tối ưu được trang web.

Cách thức hoạt động của Google Analytics với 4 công đoạn: Thu thập dữ liệu – Chuyển đổi dữ liệu – Lựa chọn loại hình chỉ số mong muốn – Thiết lập báo cáo. Khi sử dụng phần mềm này bạn sẽ tổng hợp được số lượng người người truy cập website tại thời điểm bạn kiểm tra.

>>> Hướng dẫn cài Analytics phiên bản mới nhất

Ahrefs

Nằm trong top những công cụ SEO chuyên nghiệp được các chuyên gia khuyên dùng. Đây là phần mềm thu thập dữ liệu lớn nhất chỉ sau Google. Với tính năng có thể làm nổi bật những chỉ số cần cải tiến của Website để từ đó có thể bảo đảm thứ hàng tốt nhất.

Ahrefs có thể dùng để xác định các backlink của đối đối thủ hoặc các backlink có tính cạnh tranh. Và có thể sử dụng chúng để bắt đầu chiến dịch SEO. Ngoài ra ahrefs còn có tính năng phân tích keyword, thống kê top page, độ khó của từ khoá, và traffic organic.

Keywordtools

Là công cụ sử dụng trong SEO có khả năng phân tích, nghiên cứu và tra từ khóa hiệu quả. Sử dụng Keywordtools để tìm kiếm các từ khóa đuôi dài giúp SEO dễ dàng hơn. Phần mềm này được update với 2 phiên bản là miễn phí và trả phí. Với gói miễn phí bạn có thể tra cứu, phân tích từ khóa, tuy nhiên sẽ bị giới hạn, quy mô không được mở rộng.

Surfer SEO

Surfer SEO được xem là trợ thủ đắc lực cho những người làm SEO. Nó hỗ trợ khá tốt trong việc phân tích cũng như tối ưu nội dung trên website. Cũng tương tự như các phần mềm khác, Surfer SEO cũng giúp phát hiện, và liệt kê những phần cần tối ưu trong quá trình SEO giúp việc cải thiện thứ hạng dễ dàng hơn.

Screaming Frog

Là công cụ SEO trực tuyến nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Phần mềm này có tốc độ phân tích, kiểm toán trang web với tốc độ cao. Vì thế bạn có thể nhận được thông tin nhanh chóng hơn so với các công cụ SEO khác. Bên cạnh đó, Screaming Frog còn có khả năng check trùng lặp, báo lỗi cần sửa, thông báo chuyển hướng xấu, và các khu vực có thể cải tiến để tạo liên kết tốt.

SEOquake

SEOquake có khả năng kiểm tra trang web, đánh giá liên kết bên trong và bên ngoài. Từ đó có thể so sánh với đối thủ cạnh tranh. Công cụ bao gồm các tính năng như: phân tích mật độ từ khóa, bảng điều khiển dễ đọc, cho phép người dùng dễ dàng tải và gửi dữ liệu cho các thành viên trong nhóm. Theo đánh giá của Brin Chartier – một chuyên gia về SEO cho biết, đây là công cụ SEO tốt nhất cho các số liệu. Bạn có thể kiểm toán SEO trên trang cho website của mình hoặc đối thủ cạnh tranh.

Làm SEO có khó không?

Làm SEO có khó không? Một công việc được đánh giá là khó hay dễ không chỉ phụ thuộc vào tính chất công việc mà còn dựa trên sự yêu thích của người thực hiện. Bởi thực tế làm SEO không chỉ đơn giản là đi spam liên kết để lên top, mà còn là cả một quá trình với nhiều công đoạn khác nhau.

Hiểu được giá trị của việc SEO web, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp này để tạo ra những lợi ích to lớn. Vì thế, quá trình SEO không phải là dễ dàng như nhiều năm về trước, mà đã có sự cạnh tranh. Do vậy cần sự rèn luyện và học hỏi liên tục để có thể tạo cho bản thân một nền tảng kiến thức tốt, nắm bắt đầy đủ về thị trường. Bằng sự kiên trì, cùng sự đầu tư thời gian học hỏi từng chút, tin chắc không lâu bạn có thể tự tạo cho mình một nền tảng SEO vững chắc. Chúc bạn thành công.

Vai trò của SEO đối với doanh nghiệp

  • Tạo độ uy tín cho Website: Không cần mất quá nhiều thời gian cho việc tiếp thị hay mất quá nhiều chi phí quảng cáo, mà các doanh nghiệp vẫn tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng. Việc các bài viết của web xuất hiện đầu tiên khi khách hàng search từ khóa chính là phương pháp tốt, tiết kiệm chi phí nhất.
  • Cải thiện khả năng hiển thị thương hiệu: SEO giúp website được đánh giá tốt, xuất hiện nhiều với khả năng hiển thị cao, giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu.
  • Chiến lược marketing dài hạn: Một chiến lược SEO web không chỉ dừng lại trong thời gian ngắn hạn mà thực hiện với chiến lược lâu dài. Với việc chủ động phát triển, xây dựng, đầu tư, thì SEO đem đến cho doanh nghiệp những giá trị lớn về kinh tế. Lượng truy cập vào trang web sẽ được tăng lên nhanh chóng chỉ bằng việc bạn triển khai SEO thường xuyên.

Tại sao SEO lại mang giá trị bền vững cho doanh nghiệp

Việc tìm kiếm không chỉ dừng lại ở một lần tìm kiếm từ khóa trên thanh công cụ. Mà hầu hết, người dùng có xu hướng cập nhập thêm các tin tức liên quan hoặc search lại từ khóa cho tới khi đầy đủ thông tin. Vì thế, khi thực hiện SEO giúp người dùng có thêm cơ hội tiếp cận khách hàng. Tại sao lại khẳng định như vậy?

Chẳng hạn khi bài viết của bạn nằm trong top 5 trong cụm từ khóa tìm kiếm thì tỉ lệ người dùng click khá cao. Bởi hầu hết, người dùng sẽ nhận định rằng thứ hạng xuất hiện cao thì web đó sẽ uy tín hơn. SEO là công cụ giúp bạn tăng độ tin tưởng trong mắt khách hàng. Điều này giúp thương hiệu phát triển bền vững.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến lĩnh vực SEO mà OPTIMIZE muốn đề cập đến bạn. Với những nội dung trên chắc hẳn đã hình dung được một phần nào đó định nghĩa về SEO là gì. Mong rằng đây sẽ là bước đệm cho bạn trong lộ trình phát triển bản thân trong lĩnh vực này. Theo dõi những nội dung khác để có thêm kiến thức bổ ích nhé!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top